Đại học ở Mỹ là chìa khóa vàng cho ngàn cơ hội trong cả học tập lẫn công việc tương lai của mỗi du học sinh từ các quốc gia khác. Trong bài viết này, hãy cùng Học viện phát triển tài năng – TDA tìm hiểu thêm về chương trình đại học ở Mỹ để hiểu rõ hơn lý do Mỹ luôn là sự lựa chọn hàng đầu của du học sinh.
Xem thêm: Nền giáo dục Mỹ
1. Tìm hiểu về chương trình đại học ở Mỹ
Giới thiệu về chương trình Đại học ở Mỹ
Là chương trình đào tạo bậc cao dành cho sinh viên có nguyện vọng được trải nghiệm tại nền giáo dục văn minh nhất thế giới và tốt nghiệp cùng tấm bằng cử nhân được cả thế giới công nhận về khả năng cũng như học lực của mình.
Vì sự uy tín này, đại học Mỹ luôn là cánh cửa mơ ước của phần lớn sinh viên Việt Nam nói riêng và sinh viên quốc tế nói chung.
Sự khác nhau giữa chương trình Đại học (hệ University) và Đại học (hệ College) ở Mỹ
Đây là mô hình trường học nổi tiếng và được lựa chọn nhiều nhất tại Mỹ với chất lượng giáo dục tốt và đa dạng trong việc đào tạo, giảng dạy từ hệ đại học (cử nhân) và sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ). Với cùng hệ đào tạo đại học trong 4 năm, nhưng University sẽ có ưu điểm vượt trội hơn so với College trong quá trình học tập của sinh viên.
Các loại visa du học Mỹ phổ biến
Đại sứ quán Mỹ luôn có những tiêu chuẩn và yêu cầu trong việc cấp visa thị thực cho du học sinh muốn trải nghiệm nền giáo dục nơi đây bằng những loại visa sau:
- Visa du học Mỹ diện “F”
Trong các loại visa du học Mỹ thì visa diện “F” là phổ biến nhất. Thị thực này dành cho tất cả sinh viên quốc tế muốn theo học tại các trường đại học, cao đẳng tại Mỹ được chính phủ công nhân. Hiện nay, có 3 loại visa diện F bao gồm:
-
- Visa du học Mỹ diện F1: Cấp cho sinh viên theo học khóa toàn thời gian tại các trường ở Mỹ. Visa diện này cho phép sinh viên làm thêm tối thiểu 20 tiếng 1 tuần và được phép tham gia chương trình thực tập không bắt buộc trong vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp. Sinh viên diện F1 nếu muốn làm thêm giờ khi đang theo học, phải xin phép của Sở Di trú Hoa Kỳ (USCIS).
- Visa du học Mỹ diện F2: Là visa dành cho người phụ thuộc của người sở hữu visa F1 (chỉ có thể là vợ/chồng hoặc con ruột chưa lập gia đình và dưới 21 tuổi), áp dụng cho cả các cặp vợ chồng đồng tính.
- Visa du học Mỹ diện F3: Dành cho học sinh, sinh viên sống ở Canada và Mexico và có nhu cầu đi học tại Mỹ.
- Visa du học Mỹ diện “M”
Visa diện “M” cũng là một trong các loại visa du học Mỹ phổ biến dành cho sinh viên quốc tế đến Mỹ để theo học những chương trình nghiên cứu chuyên biệt và học nghề tại các trường chuyên môn của Mỹ.
-
- Visa du học Mỹ diện M1: Cấp cho sinh viên sang Mỹ tham gia các chương trình học nghề, nghiên cứu hoặc phi học thuật. Visa diện M1 có thời hạn không quá 1 năm và không cho phép người sở hữu visa làm thêm trong quá trình học.
- Visa du học Mỹ diện M2: Là visa dành cho người phụ thuộc của người sở hữu visa M1 (chỉ có thể là vợ/chồng hoặc con ruột chưa lập gia đình và dưới 21 tuổi), áp dụng cho cả các cặp vợ chồng đồng tính.
- Visa du học Mỹ diện M3: Dành cho học sinh, sinh viên sống ở Canada và Mexico và có nhu cầu đi học chương trình học nghề tại Mỹ.
Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất và mang tính quyết định 70% trong kết quả xin visa chính là dự định tương lai của bạn sau khi hoàn thành khóa học tại Mỹ. Bạn phải trình bày về những dự định của mình và cam kết sẽ trở lại đất nước của mình sau khi học xong tại Mỹ một cách thuyết phục nhất để Đại sứ quán có cơ sơ đánh giá trong việc cấp visa du học tại Mỹ.
Chương trình đại học ở Mỹ có khó không?
Chương trình đại học là mô hình đào tạo bậc cao dành cho những người có đủ khả năng cũng như đòi hỏi cao về tiêu chuẩn khi ứng tuyển và trở thành sinh viên tại các trường đại học chính quy của Mỹ. Tùy theo những ngành nghề lựa chọn, mỗi chương trình sẽ luôn có những môn học đòi hỏi sinh viên phải nỗ lực cao trong suốt thời gian học của mình.
Một trong những lý do khiến việc học đại học tại Mỹ trở nên khó khăn chính là sự hòa nhập của sinh viên về cuộc sống cũng như cách tiếp thu bài giảng có khoảng cách khá lớn so với chương trình trong nước. Vì vậy, họ luôn khuyến khích học sinh, sinh viên tự lập trong quá trình học cũng như nỗ lực trong những bài nghiên cứu của mình ở trường.
Nếu thích ứng nhanh và tự lập trong cách học tập, rèn luyện được cho bản thân cách tư duy, sáng tạo cũng như phát triển kỹ năng ngoại ngữ tốt nhất thì cơ hội nhận học bổng cũng như cánh cửa tương lai về nghề nghiệp sẽ luôn rộng mở. Ngược lại, nếu không có sự định hướng rõ ràng trong học tập cũng như ổn định cuộc sống tự lập, sinh viên sẽ dễ dàng bỏ cuộc tại xứ sở cờ hoa này.
Sự khác nhau giữa học đại học ở Mỹ và Việt Nam
Khác với phương pháp giảng dạy truyền thống tại Việt Nam là sinh viên sẽ nhận được kiến thức từ thầy cô thì sinh viên tại Mỹ sẽ được tạo cơ hội để thực hành, nghiên cứu và viết luận văn theo chủ đề mà thầy cô đã đưa trước đó. Chương trình học nghiêng về thực tế và áp dụng nhiều hơn so với thuyết. Vì vậy, sinh viên có cơ hội được rèn luyện, cọ xát thực tế trong trường, từ đó, dễ dàng hòa nhập công việc sau tốt nghiệp.
Học sinh Việt Nam được đánh giá thông minh và chăm chỉ nhưng chưa thích ứng được cách tự học cũng như chưa được rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết. Một phần lý do này chính là do chưa được đào tạo với phương pháp đổi mới và tiên tiến trong thời gian học trước đó trong nước. Đó là lí do vì sao nhiều bạn chọn chương trình đại học Mỹ là môi trường giáo dục để trải nghiệm và rèn luyện bản thân. Đây sẽ là con đường thực hiện hoài bão và phát triển chính mình và trở thành bước đệm cho tương lai tươi sáng sau này.
2. Phân loại trường đại học ở Mỹ
Ở Mỹ có các loại trường đại học chính như sau: Đại học Quốc Gia (National University), Đại học Liberal Arts (Liberal Arts College), Đại học theo khu vực (Regional University) và Cao đẳng cộng đồng (Community College).
- Đại học Quốc Gia (National University)
Là mô hình đào tạo theo chiều rộng, bao gồm đa dạng các ngành học của bậc đại học (undergraduate), thạc sĩ (master’s degree) và tiến sĩ (doctoral degree). Bên cạnh đó, trường Đại học Quốc gia còn có những chương trình giảng dạy chuyên sâu về nghiên cứu khoa học và học thuật và và được chính phủ hỗ trợ các đề tài nghiên cứu có liên quan đến sự đóng góp cho các vấn đề của xã hội.
- Đại học Nghệ thuật Tự do (Liberal Arts College)
Đào tạo các nhà lãnh đạo có kiến thức bao quát và tạo ra sự ảnh hưởng thông qua lời nói bằng khả năng truyền đạt thông tin hiệu quả. Quan điểm giáo dục Nghệ thuật Tự do lấy sự phát triển tư duy toàn diện của học sinh làm tiêu chí giảng dạy chứ không phải là sự chuyên sâu những môn học cụ thể nào.
- Đại học theo khu vực (Regional University and College)
Đại học theo khu vực là các trường đại học đào tạo bậc đại học và thạc sĩ, chỉ có một số ít các trường là đào tạo tiến sĩ. Các trường đại học này được chia làm 4 khu vực chính của Mỹ: Bắc, Nam, Tây, và Trung Tây (North, South, West, Midwest).
- Cao đẳng cộng đồng (Community College)
Đây là chương trình học được lựa chọn nhiều nhất bởi các sinh viên nước ngoài vì học phí thường rẻ hơn so với những trường đại học. Sinh viên chọn các trường cao đẳng cộng đồng sẽ có bằng Cao Đẳng sau 2 năm và có thể tiếp tục học liên thông với các trường đại học/ cao đẳng hệ 4 năm để có được tấm bằng cử nhân danh giá tại trường đại học của Mỹ.
3. Hỗ trợ tài chính cho du học sinh đại học ở Mỹ
Hiện nay các trường đại học Mỹ có 4 loại trợ cấp tài chính chính cho học sinh quốc tế:
- Need-based financial aid: Đây là gói hỗ trợ tài chính dựa theo khả năng tài chính của gia đình. Có nghĩa là nhà trường xác định số tiền trợ cấp tài chính cho học sinh dựa vào khả năng chi trả tối đa của gia đình.
- Merit-based financial aid/ Scholarship: Đây là gói hỗ trợ tài chính, hay còn gọi là học bổng của trường và kinh phí sẽ tỉ lệ thuận với học lực của học sinh.
- Work-study program: Đây là chương trình vừa học vừa làm. Số tiền kiếm được nhờ các công việc trong trường dao động từ $2000-$5000/ tháng.
- Loan: Khoản vay hỗ trợ học phí dành riêng cho học sinh quốc tế.
4. Quy chuẩn cho các trường đại học ở Mỹ
Môi trường rèn luyện khả năng tự học cho sinh viên
Môi trường lớp học tại trường đại học Mỹ rất năng động với quy mô lên đến hàng trăm sinh viên trong một lớp. Sinh viên luôn có cơ hội cùng nhau thảo luận, làm việc nhóm, chia sẻ thông tin và tranh luận cùng nhau trong lớp cũng như thuyết trình trước lớp.
Điểm học được tính dựa trên:
- Đóng góp thiết thực của sinh viên: đưa ý kiến thảo luận, gợi ý giải pháp hoặc tranh luận logic về một vấn đề trong lớp sẽ là điểm cộng cho sinh viên trong bảng điểm của mình của môn học tương ứng.
- Bài kiểm tra giữa kỳ với đánh dấu kết quả thực tế của quá trình tự học và làm việc nhóm đạt hiệu quả.
- Bài kiểm tra cuối khóa với nội dung tổng hợp những gì sinh viên đã tiếp thu và diễn đạt bằng bài luận cũng như thuyết trình trước lớp.
Hệ thống tín chỉ
Mỗi một môn sẽ tương đương một số lượng tín chỉ nhất định và số tín chỉ này sẽ tương đương với số giờ sinh viên lên lớp cho môn học đó mỗi tuần.
Hỗ trợ chuyển trường cho sinh viên năm 2
Sinh viên sau khi học 2 năm tại trường đã đăng ký vẫn có thể chọn học một trường khác cho năm thứ 3 để thay đổi ngành học của mình. Đây là điểm đặc biệt của giáo dục đại học ở Mỹ nhằm giúp sinh viên linh hoạt và chủ động trong định hướng ngành và nghề nghiệp tương lai của mình.
Đại học ở Mỹ là chìa khóa vàng cho ngàn cơ hội trong cả học tập lẫn công việc tương lai của mỗi du học sinh từ các quốc gia khác. Vì vậy, trân trọng cơ hội này và nỗ lực hết mình trong suốt quá trình học tập để có được những kết quả xứng đáng với sự cố gắng của mình.
Đó cũng chính là quãng thời gian trải nghiệm tuyệt vời nhất tại nền giáo dục văn minh nhất thế giới trong đời của mỗi du học sinh.
Xem thêm tại: https://www.topuniversities.com/where-to-study/north-america/united-states/ranked-top-100-us-universities