Các lợi ích bất ngờ khi cho trẻ tiếp cận với khoa học từ sớm
Sự tò mò, thích khám phá là bản năng giúp trẻ hiểu hơn về thế giới. Các em thường đặt những câu hỏi như “Tại sao bầu trời có màu xanh?” hay “Vì sao lá cây lại có nhiều màu?” và rất nhiều câu hỏi khác về những gì các em thấy để hiểu về thế giới quanh mình. Đây sẽ là cơ hội để phụ huynh và các giáo viên giúp trẻ tiếp cận với khoa học thông qua các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống và nuôi dưỡng niềm niềm đam mê khám phá thế giới trong suốt hành trình trưởng thành.
Hãy cùng TDA khám phá các lợi ích nổi bật khi trẻ có cơ hội tiếp xúc với khoa học từ sớm ngay trong bài viết này nhé!
Nuôi dưỡng tình yêu lâu dài đối với khoa học
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, 7 tuổi mà mốc thời gian trẻ có thể thể hiện thái độ yêu thích (tích cực) hoặc không yêu thích (tiêu cực) đối với bộ môn khoa học. Do đó, trước khi trẻ lên 7 là thời điểm lý tưởng để tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với khoa học theo hướng tích cực. Từ đó, các em sẽ được tạo cảm hứng trong việc khám phá thế giới tự nhiên, duy trì thói quen tìm tòi, học hỏi, sáng tạo trong học tập và cuộc sống.
Có nền tảng kiến thức và tư duy khoa học
Các khái niệm, kiến thức về khoa học không hẳn chỉ là những lý thuyết khô khan hay các kiến thức quá “cao siêu” mà khoa học hiện diện ở khắp mọi nơi. Ví dụ như sự phát triển của mầm cây, các hiện tượng về nắng hay mưa,… cũng là những kiến thức về vũ trụ bao la đầy thú vị.
Thông qua việc hướng dẫn trẻ cách quan sát những sự vật, hiện tượng thường ngày, chúng ta đã có thể giúp trẻ hiểu về những khái niệm cơ bản của khoa học và thế giới xung quanh. Việc đồng hành cùng trẻ tìm câu trả lời cho những câu hỏi như “Tại sao ban ngày lại sáng, ban đêm lại tối?”, “Hệ Mặt trời có bao nhiêu hành tinh?” hay “Gió từ đâu mà có?”,… phụ huynh và giáo viên đã góp phần thúc đẩy sự tò mò và giúp trẻ có thêm hiểu biết về thế giới rộng lớn.
Thúc đẩy phát triển các kỹ năng
Khoa học sẽ mở ra rất nhiều cơ hội để trẻ được học và rèn luyện các kỹ năng khác nhau như kỹ năng giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm, phân tích, giải quyết vấn đề,… Bên cạnh đó, các em còn được phát triển những đức tính tốt như cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì,… thông qua quá trình trải nghiệm và thực hành những bài học thực tế về khoa học.
Các kỹ năng và đức tính tốt sẽ là hành trang vững chắc giúp các em tự tin thể hiện năng lực, phát triển toàn diện và thành công hơn trong học tập và môi trường làm việc đầy cạnh tranh trong tương lai.
Nhanh chóng tiếp thu kiến thức mới ở cấp học cao hơn
Việc tiếp cận với bộ môn khoa học từ sớm sẽ giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của khoa học trong cuộc sống và có những kiến thức nhất định về các lĩnh vực liên quan đến khoa học. Đây sẽ là nền tảng lý tưởng để các em nhanh chóng tiếp thu các kiến thức mới ở những bậc học cao hơn.
Có thể thấy được rằng, sự bí ẩn và thú vị của thế giới khoa học không chỉ dạy trẻ về thế giới xung quanh mà còn dạy các em về kỹ năng, kiến thức và các đức tính tốt. Vì vậy, Quý phụ huynh hãy tạo cơ hội để các em được tiếp cận với khoa học từ sớm thông qua các các khóa học phù hợp và những hoạt động thường ngày nhé.