cách dạy con trai tuổi dạy thì

Cách dạy con trai tuổi dậy thì

Khi bước sang độ tuổi dậy thì, bé trai thường có sự thay đổi lớn trong tâm sinh lý. Đây là lúc mà cha mẹ cần tinh ý phát hiện ra để biết cách dạy con trai tuổi dậy thì sao cho thật phù hợp. Vậy những việc mà bạn cần chỉ dẫn cho trẻ ở thời điểm này là gì? Phải làm sao để con trở nên ngoan ngoãn hơn khi bước vào thời kỳ nổi loạn? Cùng theo dõi bài viết dưới đây từ Học viện Phát triển Tài năng – TDA để nắm bắt ngay những thông tin hữu ích dưới đây nhé!

Những thay đổi đáng kể khi con trai dậy thì

cách dạy con trai tuổi dạy thì
Khi bé trai dậy thì tâm sinh lý của bé sẽ có sự thay đổi lớn – (Ảnh: Internet)

Độ tuổi dậy thì ở bé trai thường bắt đầu khi trẻ bước sang giai đoạn từ 10 đến 14 tuổi. Thời điểm này là lúc mà cha mẹ cần có cách dạy con trai tuổi dậy thì khoa học trước các thay đổi đáng kể về ngoại hình, suy nghĩ và cả cách hành xử như sau:

  • Về chiều cao: Chiều cao của trẻ bắt đầu tăng nhanh chóng mặt. Thay vì chỉ tăng trưởng vài centimet như trước kia, thì bé có thể cao lên đến 10cm trong vòng 1 năm.
  • Về giọng nói: Nhiều bé bắt đầu bị vỡ giọng khiến thanh âm trở nên trầm và khàn đục hơn bình thường. 
  • Về cảm xúc và hành vi: Con trai thường trở nên lầm lì, ít nói nhưng cũng dễ nóng giận hơn. Không ít trẻ nhỏ còn tỏ ra ương bướng, cứng đầu khiến cha mẹ vô cùng đau đầu.
  • Về nhu cầu tâm sinh lý: Tất nhiên, khi bước vào độ tuổi dậy thì nhu cầu tâm sinh lý của bé cũng có sự thay đổi đáng kể. Trẻ có xu hướng quan tâm đến những người bạn khác giới và có cảm xúc rung động đầu đời. 
  • Về não bộ: Trí não của bé sẽ bắt đầu phát triển một cách mạnh mẽ để đưa ra các phán đoán và quyết định cho riêng mình. Đó là lý do vì sao mà con yêu thường tỏ ra khó chịu khi bị cha mẹ áp đặt và điều khiển theo ý mình.

Cách dạy con trai tuổi dậy thì giúp bé ngoan ngoãn nhất

Cách dạy con trai tuổi dậy thì khoa học cần hạn chế các hành vi bạo lực khiến bé nảy sinh tâm lý phản kháng mạnh. Thay vào đó, bạn nên áp dụng phương pháp giáo dục được khuyến cáo bởi các chuyên gia sau đây: 

Trò chuyện với con để giải tỏa tâm lý

cách dạy con trai tuổi dạy thì
Bạn hãy trò chuyện với con như những người bạn thân thiết – (Ảnh: Internet)

Khi nhận thấy những thay đổi trong ngoại hình và tính cách của mình, nhiều bé trai cảm thấy rất hoang mang vì không biết mình đang gặp phải vấn đề gì. Vì vậy, cha mẹ cần có một buổi trò chuyện và trao đổi với con để nói cho con hiểu rằng đó là việc hết sức bình thường.

Nhân cơ hội này, phụ huynh cũng cần tìm hiểu tâm ý của trẻ để có cách định hướng phát triển cho phù hợp. Đây chính là nền tảng giúp bé có được hướng đi đúng đắn ngay từ đầu.

Xem thêm: https://www.focusonthefamily.com/parenting/guiding-your-son-through-puberty/

Tập cho con sống có trách nhiệm

Ở độ tuổi thiếu niên sắp bước sang giai đoạn thanh niên, đó là lúc mà bé cần sống có trách nhiệm với bản thân mình chứ không thể nào chỉ dựa dẫm bố mẹ. Do đó, việc tập cho con sống có trách nhiệm là điều cực kỳ cần thiết và giúp ích được cho công việc lẫn cuộc sống của bé sau này.

Bạn hãy bắt đầu từ những thứ đơn giản nhất như tập cho con tự vệ sinh cá nhân, phòng ốc, tự giặt đồ và sắp xếp lịch sinh hoạt của mình. Nếu bé làm tốt, bạn hãy dành lời khen để khích lệ. Nếu bé làm chưa tốt, bạn hãy góp ý một cách nhẹ nhàng để con thay đổi theo hướng tích cực hơn.

Hãy dạy con biết cách quan tâm gia đình

Gia đình là cái nôi quan trọng giúp giáo dục con cái. Ngược lại, con cái cũng phải có trách nhiệm với gia đình và biết yêu thương, quan tâm đến mọi người xung quanh. 

Để trẻ trở thành một người đàn ông có trái tim ấm áp sau này, bạn hãy dạy con cách nói lời cảm ơn khi nhận được điều gì đó tốt đẹp từ người khác. Đồng thời hướng dẫn con cách dũng cảm đối mặt với sai lầm bằng một lời xin lỗi đầy thiện chí với mọi người xung quanh.

Ngoài ra, việc cho con tham gia các hoạt động xã hội hoặc các chuyến đi thiện nguyện cũng là cách giúp trẻ biết trân trọng gia đình của mình. Bé sẽ hiểu rằng mình rất may mắn khi có đầy đủ cả cha lẫn mẹ và những người thân yêu thương lẫn nhau.

Hãy tập cho con tính kỷ luật

Một lối sống kỷ luật giúp bé tránh xa các tệ nạn xã hội và sinh hoạt lành mạnh hơn. Vì vậy, việc nói cho con các tác hại của lối sống buông thả đồng thời đề ra các quy tắc chung là điều rất quan trọng lúc này.

Cụ thể hơn là bạn hãy đưa cho con nội quy nghiêm cấm các hành vi hút thuốc, uống rượu và giao lưu với bạn bè bất hảo. Đặc biệt nhất là quy định cấm sử dụng các chất kích thích gây nguy hại.

Một khi con lỡ phạm vào các quy định trên, bạn đừng đùng đùng nổi giận mà hãy nhẹ nhàng giúp bé sửa sai ngay. Hãy để con có một chỗ quay đầu khi chẳng may bị bạn bè xấu rủ rê.

Hãy dạy cho con cách sống vị tha

Việc ôm thù hận vào người sẽ khiến trẻ trở thành một con người đầy thù hằn rất nguy hiểm về sau. Nếu không muốn con trở thành người đáng sợ như thế, bạn hãy dạy cho con cách buông bỏ và sống vị tha.

Nhưng trước tiên bạn cần làm gương và tha thứ những lỗi lầm mà con phạm phải. Hãy chỉ cho con thấy rằng việc tha thứ như thế sẽ giúp tâm hồn mình trở nên nhẹ nhàng hơn là cứ mãi lưu tâm những thứ không vui.

Để cho con tranh luận và bảo vệ ý kiến của chính mình

Bạn hãy để con đưa ra ý kiến và dùng lý lẽ để bảo vệ nó – (Ảnh: Internet)

Trẻ nhỏ ở độ tuổi 10 – 14 đã có những suy nghĩ và ý kiến riêng của mình. Con yêu không còn là những đứa bé mới tập đi tập nói nên bạn cần phải tôn trọng những đóng góp, quan điểm của con mình. 

Tốt nhất là bạn nên cho bé tham gia vào các vấn đề chung của gia đình và để bé thảo luận cùng bố mẹ. Quá trình đó sẽ thúc đẩy bé hình thành thói quen tư duy và khả năng xử lý mọi vấn đề về sau. Sự sáng tạo sẽ không ngừng được rèn giũa để con trở thành một người đàn ông có chính kiến, lập trường vững vàng sau này.

Khuyến khích con theo đuổi ước mơ

Một vấn đề quan trọng nữa mà bạn không thể bỏ qua là tìm hiểu về ước mơ của bé và khuyến khích trẻ theo đuổi bằng mọi cách. Rất có thể đây sẽ là con đường đưa con đến tương lai tươi sáng về sau vì bạn nên nhớ rằng rất nhiều thiên tài trên thế giới đã được tạo ra bằng cách như thế.

Nhưng nếu trong suốt quá trình theo đuổi đam mê con yêu không may bị vấp ngã và phải nếm trải sự thất bại, bạn hãy động viên con tiếp tục cố gắng. Cha mẹ cần nói cho con hiểu rằng thất bại là mẹ thành công. Bé phải có những lần thất bại như thế thì mới có thể rút kinh nghiệm và gặt hái được thành tựu trong tương lai.

Nói tóm lại là cách dạy con trai tuổi dậy thì thật ra không khó. Vì bạn chỉ cần trở thành một người bạn, một người đồng hành cùng con chia sẻ mọi thứ, bé sẽ trở nên hiểu chuyện và không còn ương bướng nữa. Trường hợp bạn đang gặp phải khó khăn vướng mắc gì, hãy liên hệ với Học viện Phát triển Tài năng – TDA để được hỗ trợ giải quyết mọi vấn đề nan giải nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

0963 888 715
Verified by MonsterInsights