stem là gì

Giáo dục STEM là gì? Có nên theo học chương trình giáo dục STEM hay không?

Mô hình giáo dục STEM hiện nay dần xuất hiện phổ biến ở các nước đang phát triển. Vậy giáo dục STEM là gì? Các phụ huynh có nên cho các con theo học chương trình giáo dục này hay không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây từ TDA – Học viện Phát triển Tài năng, tất cả những thông tin về mô hình giáo dục mới mẻ này sẽ được bật mí.

STEM là viết tắt của những từ gì?

stem-nghia-la-gi
STEM nghĩa là gì? – (Ảnh: Internet)

STEM là viết tắt của từ gì? STEM là viết tắt của những từ Tiếng Anh sau: 

  • Science (Khoa học),
  • Technology (Công nghệ),
  • Engineering (Kỹ thuật),
  • Mathematics (Toán).

Thuật ngữ STEM được sử dụng phổ biến trong hệ thống giáo dục, nói về chương trình dạy tập trung vào các lĩnh vực khoa học và công nghệ. STEM là phương pháp giáo dục mới nhằm rèn luyện tư duy đa chiều cho học viên.

Giáo dục STEM là gì?

Giáo dục STEM (STEM education) là một cách thức giảng dạy áp dụng các kiến thức và kỹ năng trong đa dạng các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học vào thực tiễn. Học viên sẽ được trải nghiệm những buổi học lý thuyết xen lẫn thực hành để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay. Ngoài những kiến thức chuyên môn, giáo dục STEM còn trang bị cho học viên những kỹ năng mềm hữu ích và cần thiết cho công việc và cuộc sống sau này như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng cộng tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo và phản biện,…

Xem thêm: Giáo dục STEM tại Việt Nam

Dạy học STEM là gì?

Trên thế giới, giáo dục STEM đã xuất hiện tới nay là hơn 10 năm, tuy nhiên, ở Việt Nam phương pháp giáo dục này còn khá xa lạ. Chương trình giảng dạy theo phương thức giáo dục STEM rất đa dạng, giúp học viên phát triển một cách toàn diện. Có một số người nhầm tưởng rằng giáo dục STEM chỉ là nghiên cứu về khoa học và chế tạo robot, tuy nhiên, trên thực tế, giáo dục STEM được đưa vào các chương trình giảng dạy của hệ thống trường mẫu giáo, tiểu học,… dưới hình thức các trò chơi thông minh như xây dựng mô hình núi lửa, làm chong chóng quay,… Mục đích của giáo dục STEM không chỉ đào tạo ra những nhà khoa học, toán học, những kỹ sư công nghệ cho đất nước mà còn nhằm nâng cao, đổi mới phương pháp dạy học thông minh, tiên tiến, tạo niềm cảm hứng học tập cho học viên. 

Mô hình STEM là gì?

Dạy STEM là gì? Mô hình giáo dục STEM kết hợp với nghiên cứu thực tiễn – (Ảnh: Internet)

Theo những nghiên cứu và báo cáo gần đây, có 5 đặc điểm chính của giáo dục STEM so với các chương trình khác. Cụ thể như sau:

  1. Đẩy mạnh sự tích hợp giữ các môn có liên quan
  2. Học kết hợp với thực tiễn cuộc sống 
  3. Trang bị những kỹ năng cần thiết trong thế kỷ 21 
  4. Rèn luyện sức mạnh để vượt qua thách thức
  5. Học tập logic, vừa mở rộng vừa chuyên sâu.

Những lợi ích của phương pháp giáo dục STEM là gì?

Ngành STEM là gì? Thực tế phương pháp giáo dục STEM là một sự cải tiến lớn trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Nó mang tới nhiều lợi ích cho cả giáo viên, học sinh, và toàn xã hội. Một số ưu điểm của giáo dục này như sau:

Thúc đẩy tư duy sáng tạo

STEM khơi dậy khả năng sáng tạo và khéo léo của học viên, đặc biệt là những đứa trẻ 5-12 tuổi. Khả năng sáng tạo là một yếu tố quan trọng giúp cho con người phát triển và thành công trong xã hội  ngày nay. Sáng tạo thúc đẩy con người đạt được sự phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực liên quan đến giáo dục kỹ thuật, trí tuệ nhân tạo,… Những học viên tiếp cận với giáo dục STEM sẽ có khả năng nảy ra những ý tưởng mới lạ, tạo ra những công nghệ đột phá, có ích cho xã hội.

Trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề

Khi các bạn trải nghiệm chương trình giáo dục STEM, các bạn sẽ có khả năng phân tích và tìm được cách thức giải quyết vấn đề phù hợp. 

Xây dựng tính kiên trì

Giáo dục STEM tôi luyện sự kiên trì, bền bỉ cho người trải nghiệm. Bởi lẽ, các bạn sẽ được tiếp cận với những tình huống thực tế nhằm rèn luyện kỹ năng phản xạ nhạy bén. Chắc chắn, các bạn sẽ gặp nhiều thất bại trong quá trình học và thử nghiệm. Tuy nhiên, “thất bại là mẹ thành công”, dám đương đầu, dám làm lại nhiều lần, các bạn sẽ rèn cho mình sự tự tin, và tính bền bỉ. Hai đức tính này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều sau khi ra trường, tiếp cận với thế giới nghề nghiệp bên ngoài. 

Tham gia các tình huống trải nghiệm thực tế

Giáo dục STEM là chương trình đào tạo khoa học kỹ thuật, vì vậy, các bạn sẽ được tham gia rất nhiều các cuộc thử nghiệm, thí nghiệm thú vị. Tất cả gắn với thực tiễn, vì vậy, phương thức học tập sẽ trở nên hiệu quả hơn thay vì đơn thuần chỉ tiếp thu lý thuyết, có tính ứng dụng cao hơn. 

Làm việc teamwork

Ngày hội STEM là gì? Là ngày mà các đơn vị tổ chức làm việc nhóm, hội họp cho các học viên. Bởi kỹ năng làm việc nhóm là một yếu tố không thể thiếu ở trường học và cả nơi làm việc. Khi tham gia các khóa học STEM, các bạn sẽ có thể làm việc cùng nhau để ghi chép dữ liệu, làm thuyết trình, viết báo cáo, và tập trung giải quyết vấn đề. Như vậy mọi khó khăn, công việc sẽ được xử lý nhanh chóng, nâng cao khả năng hợp tác, hình thành các mối quan hệ tốt đẹp.

Tiếp cận công nghệ hiện đại

Một trong những chương trình của giáo dục STEM là technology, vì vậy, các bạn học sinh sẽ được tiếp cận với công nghệ và các phát minh. Hầu hết các khung chương trình đều đào tạo qua hệ thống máy tính, mạng internet, các thiết bị công nghệ khác. Điều này trang bị cho học sinh những kỹ năng tốt để đáp ứng với những yêu cầu của thời kỳ công nghệ 4.0

Ngoài ra, còn có một số lợi ích khác. Tóm lại, giáo dục STEM là một phương pháp giảng dạy tốt, có nhiều ưu điểm vượt trội, các bạn nên theo học.

Quy trình tham gia vào chương trình giáo dục STEM là gì?

Giáo dục STEM thúc đẩy kỹ năng làm việc nhóm – (Ảnh: Internet)

Theo mô hình này các học viên sẽ phải trải qua 3 bước sau:

Bước 1: Học tập theo khung chương trình có sẵn

Thực hiện triển khai mô hình giáo dục STEM rộng rãi trong nhà trường và các tổ chức giáo dục. Học tập các môn thuộc học phần lý thuyết cơ bản kết hợp những ứng dụng cho học sinh. Mỗi khóa học sẽ có một khung chương trình giảng dạy.

Bước 2. Tham gia các chương trình trải nghiệm thực tế

Như đã giới thiệu ở trên, giáo dục STEM sẽ hoạt động theo phương thức “học đi đôi với hành”. Vì vậy, học sinh sẽ được tham gia rất nhiều các hoạt động và chương trình trải nghiệm thực tế. Điều này giúp khơi gợi nguồn cảm hứng học tập của học sinh, giúp các bạn tiếp thu nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn.

Để thực hiện các chương trình trải nghiệm thực tế STEM thành công, các giáo viên, trường học phải xây dựng kế hoạch chi tiết, chuẩn bị bài giảng kỹ lưỡng trước khi lên lớp và bắt đầu chương trình. Kết hợp linh hoạt với phụ huynh, các địa chỉ thực hiện hoạt động trải nghiệm thực tế. 

Bước 3: Tham gia các cuộc thi về nghiên cứu khoa học

Song song với việc học tập và thực hành, học sinh sẽ có cơ hội tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học. Qua những cuộc thi này, giáo viên sẽ đánh giá được năng lực và sự tiếp thu của học sinh. Không những vậy, trong quá trình học tập, giáo viên thường xuyên xây dựng cuộc thí nghiệm, bài thuyết trình để học sinh bày tỏ ý tưởng. Các bạn học sinh cũng có thể thành lập những câu lạc bộ về khoa học, kỹ thuật, tổ chức các chương trình để nâng cao chuyên môn lẫn các kỹ năng mềm khác.

Trên đây là những thông tin về giáo dục STEM được tổng hợp hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về chương trình giáo dục STEM. Hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi theo học bất cứ một chương trình giáo dục nào nhé. nếu bạn vẫn cảm thấy băn khoăn khi tham khảo những chương trình đào tạo phù hợp, hãy liên hệ ngay với TDA – Học viện Phát triển Tài năng để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

0963 888 715
Verified by MonsterInsights