Trong thời đại 4.0 hiện nay, phương pháp học truyền thống trở nên cứng nhắc và kém hấp dẫn. Vì vậy, học tập dựa trên nền tảng trò chơi Game-based learning là phương pháp được ra đời như một giải pháp để gia tăng hứng thú và động lực học tập cho trẻ một cách hiệu quả.
1. Game-based learning là gì?
Học tập dựa trên nền tảng trò chơi Game-based learning là cách mà người dạy sẽ lồng ghép kiến thức và kỹ năng mà mình muốn truyền tải cho con trẻ vào các trò chơi có tính định hướng bằng những mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, việc cho con trẻ chơi tự do cũng không thể gọi là “Game-based learning”, phương pháp này chỉ đảm bảo khoa học khi đảm bảo được 3 yếu tố:
- Có mục đích, mục tiêu giáo dục
- Có tính giáo dục, có định hướng, có chủ đích cụ thể
- Cách triển khai đúng tâm lý của các con, lồng ghép kiến thức một cách khéo léo, tự nhiên, không gượng ép
2. Các hình thức thể hiện của Game-based learning
Tâm lý trẻ luôn thích chơi hơn là tập trung vào những bài giảng khô khan. Các trò chơi sẽ khiến cho trẻ tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng, bài học một cách chủ động và hiệu quả hơn. Khi áp dụng hình thức Game-based learning, khối lượng kiến thức đồ sộ sẽ được đa dạng hóa, phong phú hơn qua nhiều cách thể hiện khác nhau như:
- Các nhiệm vụ, đầu việc, thử thách trong trò chơi
- Các nguyên tắc, quy luật trong trò chơi theo cấp độ từ dễ đến khó tương ứng với tiến độ bài giảng
- Cơ chế chấm điểm, thưởng phạt (huy hiệu, giải thưởng, sao,…)
Chính vì lý do này, phương pháp học tập dựa trên nền tảng trò chơi Game-based learning đang ngày càng phổ biến.
3. Ưu điểm của Game-based learning
Những ưu điểm mà hình thức học tập dựa trên nền tảng trò chơi Game-based learning này có thể mang lại cho người học như:
3.1. Đem lại trải nghiệm tốt hơn đến người học
Nhờ có yếu tố trò chơi, bài học trở nên hấp dẫn hơn, sinh động hơn đối với các bạn học sinh. Càng hứng thú với trò chơi và càng mong muốn chinh phục các cấp độ của trò chơi thì người học càng hứng thú hơn với việc học. Ngoài việc áp dụng trò chơi trong quá trình học bài mới, giáo viên cũng có thể áp dụng trò chơi trong việc kiểm tra hoặc ôn lại những nội dung bài cũ để quá trình học tập càng thêm chặt chẽ.
3.2. Tăng tính cạnh tranh
Khi tham gia trò chơi, các bạn học sinh luôn muốn vượt lên trên các bạn của mình và đạt được số điểm cao nhất. Tính cạnh tranh càng tăng, học sinh càng có động lực không ngừng trau dồi kỹ năng và kiến thức để có thể đạt được những kết quả tốt nhất có thể.
3.3. Tăng tính tương tác
Khi tham gia trò chơi, các bạn học sinh sẽ được tương tác với bạn học, với kiến thức. Chính sự tương tác này giúp các bạn ngày càng chủ động, tự tin, tăng tinh thần phản biện. Nếu giáo viên có thể xây dựng hệ thống tạo hình nhân vật đa dạng hoặc các mô hình trò chơi ấn tượng sẽ đem lại cho các bạn nhiều trải nghiệm quý giá liên quan đến kỹ năng mềm.
3.4. Thay đổi hành vi của người học
Điểm số, nhiệm vụ, thử thách, bảng xếp hạng,… chắc chắn sẽ giúp trẻ có tâm thế chủ động hơn để thể hiện năng lực, chứng minh khả năng của bản thân. Về lâu dài, việc học tập dựa trên nền tảng trò chơi Game-based learning sẽ thay đổi thái độ và hành vi của trẻ đối với việc học, khuyến khích tinh thần tự giác và chủ động trau dồi thêm tri thức.
3.5. Khuyến khích trẻ tư duy linh hoạt, tăng khả năng tiếp thu kiến thức
Thông qua trò chơi, trẻ có thể “học mà chơi, chơi mà học”, tư duy của trẻ sẽ trở nên linh hoạt và khả năng tiếp thu kiến thức cũng sẽ tăng lên đáng kể, khả năng giao tiếp cũng như trí nhớ của trẻ từ đó cũng sẽ được phát triển tốt hơn rất nhiều.
Trên đây là các thông tin cơ bản và lợi ích của phương pháp học tập dựa trên nền tảng trò chơi Game-based learning. Các khóa học của TDA luôn hướng đến việc đa dạng hóa quá trình học của trẻ với các phương pháp, hình thức giảng dạy khác nhau. Kính mời phụ huynh theo dõi Website TDA tại đây Học viện Phát triển Tài năng TDA để cập nhật các khóa học mới nhất dành cho trẻ từ 6 – 12 tuổi.