Nền giáo dục Mỹ được biết đến bởi sự linh hoạt trong phương pháp giảng dạy và môi trường học tập hiện đại bậc nhất trên thế giới.
Đây cũng là nơi sinh viên các nước lựa chọn nhiều nhất khi quyết định đi du học.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Học viện Phát triển Tài năng TDA cùng tìm hiểu thông tin về hệ thống nền giáo dục Mỹ để lý giải tại sao cường quốc này luôn đứng đầu về chất lượng đào tạo so với các quốc gia khác trên thế giới.
Nền giáo dục ở Mỹ như thế nào?
Giáo dục ở Hoa Kỳ bao gồm việc học ở các trường công lập (public schools), các trường tư thục (private schools) và giáo dục tại gia (home-schooled).
Tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình, trẻ em có thể bắt đầu đi học ở nhà trẻ (nursery schools), mẫu giáo (kindergartens) hoặc thậm chí tự học tại nhà cho đến khi vào lớp một.
Công dân Mỹ được miễn học phí cho các bậc học tiểu học (primary school), trung học cơ sở (junior high school), trung học phổ thông (senior high school) tại các trường công lập, và học sinh bắt buộc phải đậu các bài kiểm tra tiêu chuẩn (ví dụ như SAT, ACT) để có thể nhập học.
Khác với các trường công lập khác ở Mỹ, trường tư thục thường được tự do quyết định chương trình giảng dạy và chính sách tuyển sinh của riêng mình.
Theo số liệu năm 2013 về nền giáo dục Mỹ, khoảng 87% trẻ em ở bậc học từ lớp 1 tới lớp 12 học tại các trường công lập do nhà nước tài trợ, khoảng 10% học tại các trường tư thục và khoảng 3% được học tại nhà.
Học sinh thường theo học 12 lớp trong 12 năm theo chương trình của giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trước khi tốt nghiệp và nhận được bằng tốt nghiệp đủ điều kiện để nhập học vào giáo dục đại học.
Một số học sinh với sức học yếu hơn có thể lựa chọn các phương pháp giáo dục khác sau khi tốt nghiệp như trường kỹ thuật nghề (Vocational), cao đẳng cộng đồng (Community College) trước khi học liên thông lên đại học.
Sau đại học, sinh viên Mỹ có thể học tiếp lên bằng Thạc sĩ (Master’s degree) và Tiến sĩ (Doctor).
Bạn có thể nhìn sơ đồ cấu trúc nền giáo dục Mỹ bên dưới để dễ hiểu hơn.
Trong bài này, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về nền giáo dục Mỹ từ mầm non, phổ thông cho tới sau phổ thông.
Giáo dục mầm non kiểu Mỹ
Theo một bài báo trên VTV, việc cho trẻ đi học mầm non có rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của bé sau này, tuy nhiên đối với nhiều gia đình Mỹ không có điều kiện dư dả thì chi phí cho trẻ học mầm non hay mẫu giáo là rất lớn.
Trong các trường mầm non của Mỹ, bên cạnh cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc tế, vật dụng cho trẻ vui chơi và học tập cũng là yếu tố được chú trọng.
Vì vậy, tất cả các trường mầm non trong hệ thống nền giáo dục Mỹ luôn có rất nhiều sách và đồ chơi để trẻ được tự do khám phá và học tập.
Bên cạnh việc được học về văn hóa, kỹ năng mềm là một trong những bài học quan trọng mà giáo viên mầm non phải hướng dẫn cho trẻ như: cách chăm sóc, bảo vệ bản thân và tự làm được những việc vừa sức mình,…
Ngoài ra, môi trường giáo dục mầm non Mỹ là nơi ươm mầm những tài năng thông qua các môn học về năng khiếu, nghệ thuật, kích thích sự sáng tạo, phát huy tố chất của mỗi đứa trẻ để có thể trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, từ đó, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, hiện đại mang lại sự phát triển tối ưu cho trẻ trong những năm học đầu đời.
Tìm hiểu thêm: Giáo dục mầm non ở Mỹ
Nền giáo dục Mỹ trong đào tạo tiểu học
Nền giáo dục Mỹ luôn tạo môi trường thoải mái và tự do nhất cho trẻ tại trường tiểu học Hoa Kỳ.
Vì vậy, trẻ trong độ tuổi tiểu học có thể vừa tiếp thu kiến thức, vừa được làm những điều mình muốn trong khuôn khổ cho phép của nhà trường và không gây ảnh hưởng đến tập thể lớp.
Học sinh tiểu học tại Mỹ sẽ được giới thiệu những bài học cơ bản, nội dung thông tin đa chiều và không bị áp lực bởi khối lượng kiến thức cũng như sự đánh giá học lực thông qua điểm số.
Mục đích của những chương trình giảng dạy này là tạo tiền đề để trẻ dần quen với việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện những kỹ năng cần thiết trên con đường học vấn của mình trong những năm kế tiếp.
Tìm hiểu thêm: Giáo dục Tiểu học tại Mỹ có gì đặc biệt?
Nền giáo dục Mỹ trong đào tạo trung học
Giáo trình giảng dạy tại các trường trung học của Mỹ luôn có sự phân chia giữa những môn học bắt buộc và không bắt buộc, để học sinh có quyền tự do lựa chọn phù hợp với sở thích và định hướng phát triển trong tương lai của mình.
Việc tự chọn từ môn học cho đến thời gian, lớp học cho phép học sinh linh động thời gian học tập của mình cũng như tạo ra sự hứng thú trong các môn học yêu thích của họ.
Ngoài ra, các trường học tại Mỹ luôn có những lớp học đặc biệt về cácbộ môn năng khiếu về nghệ thuật, thể thao,… Do vậy, luôn có các học bổng tài năng mà các trường đại học nổi tiếng của Mỹ dành cho các cá nhân có năng khiếu vượt trội.
Các học sinh trong quá trình học Trung học có thể đăng ký tham gia kì thi tú tài quốc tế IB và lấy chứng chỉ học thuật cao cấp AP để được quyền nộp hồ sơ ứng tuyển vào các trường đại học trong nước.
Nhờ 2 loại bằng này mà nhiều học sinh tại Mỹ có thể tham gia học các chương trình Đại học dù ở độ tuổi còn rất trẻ. Hãy cùng tìm hiểu về 2 kỳ thi này nhé.
Tìm hiểu thêm: Đào tạo trung học kiểu Mỹ
Chương trình AP (Advanced Placement)
Chứng chỉ AP (Advanced Placement) là một trong những chứng chỉ về chương trình học thuật cao cấp cho học sinh trung học tại Mỹ và Canada với nội dung xoay quanh các khóa học và bài thi của các môn chuyên ngành khi học đại học.
Chương trình học thuật cao cấp này dành cho những đối tượng có học lực giỏi trong thời gian ở trung học và có định hướng nghề nghiệp chuyên môn rõ ràng trong tương lai.
Mục đích của chương trình học thuật này là giúp học sinh trung học được tiếp cận sớm với giáo dục bậc đại học và có cái nhìn rõ ràng hơn trong chuyên ngành mình đã chọn.
Bên cạnh bằng SAT và IELTS, chứng chỉ AP ngày càng được coi trọng trong việc tuyển sinh tại các trường đại học.
Các sinh viên khi đạt được chứng chỉ này, có thể tiết kiệm thời gian học đại học của mình với những môn học được lược bớt trong chương trình đại học.
Từ đó, sinh viên sẽ có thời gian tập trung nhiều hơn vào những môn học chuyên ngành mình đang theo đuổi.
Xem thêm: Thông tin mới nhất về chương trình Advanced Placement
Chương trình IB (International Baccalaureate)
Chương trình Tú tài Quốc tế (IB – International Baccalaureate Diploma Programme) là chương trình học toàn diện dành cho học sinh từ 3 tuổi đến 19 tuổi nhằm tạo điều kiện học tập tối ưu cho học sinh trong việc chuẩn bị thật tốt kiến thức và kỹ năng cho chương trình đại học và sau đại học.
Học sinh sau khi hoàn thành chương trình IB sẽ được nhận bằng Tú tài Quốc tế, bằng cấp có giá trị và được công nhận tại các quốc gia trên toàn cầu.
Đây cũng được xem là một trong những bằng cấp danh giá nhất mà học sinh trung học cố gắng đạt được trong quá trình học của mình để có cơ hội dự tuyển những trường đại học danh tiếng.
Chương trình IB đòi hỏi học sinh phải có kiến thức và học lực tốt để phù hợp với giáo trình giảng dạy nâng cao và chương trình học chất lượng.
Chương trình học tú tài Quốc tế IB được chia thành 3 cấp độ như sau: Cấp độ dành cho người mới bắt đầu (dành cho học sinh từ 3 đến 11 tuổi), Cấp độ trung bình (dành cho học sinh từ 12 đến 16 tuổi) và cấp độ bằng Tú tài Quốc tế (dành cho học sinh từ 16 đến 19 tuổi).
Hiện tại, chương trình này đang được xây dựng và áp dụng tại một số quốc gia khác trên toàn thế giới nhằm tạo điều kiện cho học sinh từ các nơi khác có cơ hội được trải nghiệm và nhận bằng Tú tài Quốc tế ngay tại nước mình.
Xem thêm: Thông tin mới nhất về chương trình IB – International Baccalaureate
Nền giáo dục Mỹ sau phổ thông tại trường Cao đẳng cộng đồng (Community college)
Đây là chương trình học được lựa chọn nhiều nhất bởi các sinh viên nước ngoài vì học phí thường rẻ hơn so với các trường đại học.
Dù vậy, các trường này vẫn đảm bảo chất lượng giảng dạy cũng như trình độ của giảng viên như những trường đại học khác.
Sinh viên chọn các trường cao đẳng cộng đồng sẽ có bằng Cao Đẳng sau 2 năm và có thể tiếp tục học liên thông với các trường đại học/cao đẳng hệ 4 năm để có được tấm bằng cử nhân danh giá tại trường đại học của Mỹ.
Các trường cao đẳng cộng đồng được biết đến nhiều nhất tại Mỹ như: Valencia College ở Florida, Golden West College ở California, Central New Mexico Community College thuộc bang New Mexico, hay Shoreline Community College tại tiểu bang Washington.
Chương trình học nghề Mỹ
Học nghề Mỹ từ lâu đã trở thành mục tiêu quen thuộc của rất nhiều sinh viên tại Mỹ cũng như sinh viên từ các quốc gia khác trên thế giới.
Đây là hình thức đào tạo và dạy nghề tại các trường chuyên ngành hoặc Cao đẳng Cộng đồng (Community College).
Với chất lượng đào tạo vượt trội cũng như sự đa dạng ngành nghề: kỹ thuật ô tô, thiết kế nội thất, sư phạm, khoa học tự nhiên,…, sinh viên có thể dễ dàng lựa chọn ngành nghề phù hợp để theo đuổi.
Một số trường học nghề nổi tiếng tại Mỹ như: Trường California Flight Academy (chuyên đào tạo phi công), Trường Institute of Culinary Education (nghệ thuật ẩm thực), Trường Musician’s Institute (nghệ thuật, âm nhạc), Trường New York Film Academy (diễn xuất, làm phim, kịch, phim hoạt hình 3D,…),…
Xem thêm: Chương trình học nghề ở Mỹ
Nền giáo dục Mỹ sau phổ thông tại trường Cao đẳng (College)
Đây là mô hình trường đại học với hệ đào tạo trong 4 năm và học sinh sẽ nhận được bằng cử nhân sau khi hoàn thành các tín chỉ của mình trong quá trình học.
Chất lượng giảng dạy của các trường này tương đương với bậc đại học (University) tại Mỹ.
Vậy sự khác nhau giữa hai loại trường Cao đẳng (College) và Đại học (University) của Mỹ là gì? Bạn hãy tìm hiểu tại đường link bên dưới nhé.
Tìm hiểu thêm: Có nên học Cao đẳng ở Mỹ
Nền giáo dục Mỹ sau phổ thông tại trường đại học (University)
Đây là mô hình trường học nổi tiếng và được lựa chọn nhiều nhất tại Mỹ với chất lượng giáo dục tốt và đa dạng trong việc đào tạo, giảng dạy từ hệ đại học (cử nhân) và sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ).
Với cùng hệ đào tạo đại học trong 4 năm, nhưng University sẽ có ưu điểm vượt trội hơn so với College trong quá trình học tập của sinh viên.
Lợi thế của University chính là sự đa dạng trong việc chọn ngành nghề, bộ môn mà sinh viên theo đuổi cũng như điều kiện tối ưu về môi trường học tập và nghiên cứu tại trường.
Bên cạnh đó, University luôn có những chương trình kết hợp với các trường đại học danh tiếng trên thế giới nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tùy chọn quốc gia khác để học tập trong những năm tiếp theo với lĩnh vực phù hợp với nghề nghiệp mình đã chọn.
Xem thêm: Giáo dục Đại học ở Mỹ
Chương trình giáo dục khai phóng (Liberal Arts) cho học sinh sau phổ thông
Chương trình giáo dục khai phóng ở MỹChương trình giáo dục đại học này mang tính chất cởi mở và nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía cộng đồng khi Mỹ bắt đầu triển khai tại các trường đại học.
Đối với những học sinh chưa xác định rõ ràng định hướng nghề nghiệp mà mình muốn theo đuổi thì đây chính là chương trình giáo dục dành riêng cho họ.
Giáo trình giảng dạy trong mô hình đào tạo này sẽ là sự kết hợp từ kiến thức trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau giữa nhóm ngành ngôn ngữ, xã hội và khoa học, tự nhiên nhằm giúp sinh viên có cái nhìn đa chiều trong mọi lĩnh vực, tiếp cận với những ngành nghề khác nhau để có nhiều thông tin tham khảo trước khi quyết định chọn một ngành nghề phù hợp với bản thân.
Một số trường đại học nổi tiếng theo đuổi định hướng giáo dục khai phóng: Maryville University, Syracuse University, University of Kentucky,…
Nền giáo dục Mỹ trong chương trình học thạc sĩ
Sau khi có bằng cử nhân, sinh viên có quyền tự do học tiếp chương trình cao học để đạt được học vị trong chuyên môn mà mình mong muốn.
Tiêu chuẩn để bắt đầu chương trình sau đại học mà sinh viên cần có thông thường là bảng điểm tiêu chuẩn của GRE (Graduate Record Examination) hoặc GMAT (Graduate Management Admission Test) cho các trường đào tạo kinh doanh, quản lý hoặc các lĩnh vực khác; LSAT (Law School Admission Test) cho các trường luật và MCAT (Medical College Admission Test) cho trường Y.
Thời gian học trung bình của khóa thạc sĩ tại Mỹ là 2 năm và được chia làm hai hình thức:
Thạc sĩ nghiên cứu:
Sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ tập trung trong việc nghiên cứu về lĩnh vực mình đã chọn và phải làm một bài luận văn cuối khóa về quá trình nghiên cứu đạt tiêu chuẩn để nhận được bằng thạc sĩ.
Một số khóa học phổ biến trong bậc cao học này như: Thạc sĩ nghệ thuật (Master of Arts), Thạc sĩ Khoa học (Master of Science), Thạc sĩ nghiên cứu (Master of Research),…
Thạc sĩ chuyên ngành:
Đây là chương trình đào tạođược lựa chọn nhiều nhất từ phía sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học.
Với chương trình đào tạo này, sinh viên sẽ tiếp tục được rèn luyện và đào tạo về những chuyên ngành đã học tại đại học theo hệ nâng cao so với khi còn học đại học. Giáo trình nâng cao này sẽ tạo cơ hội để sinh viên cọ xát với thực tế, áp dụng những kiến thức mình đã học vào thực tiễn trong quá trình làm thực tập sinh tại những công ty và tổ chức có liên quan đến ngành đang học.
Những chương trình thạc sĩ phổ biến như: Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA), Thạc sĩ Giáo dục (MEd), Thạc sĩ Luật (LLM), Thạc sĩ Mỹ thuật (MFA),…
Giáo dục tại Mỹ trong chương trình học tiến sĩ
Để có thể bắt đầu khóa học tiến sĩ, ngoài việc phải có bằng thạc sĩ trước đó, sinh viên còn phải đáp ứng những yêucầu về điểm số trong các chứng chỉ khác như: TOEFL, GRE/GMAT và bài luận văn nghiên cứu khoa học xuất sắc của mình trong quá trình học đại học và thạc sĩ.
Học vị tiến sĩ tại Mỹ là bằng cấp danh giá bậc nhất mà không phải ai cũng có thể đạt được trong quá trình học của mình.
Hầu hết những cá nhân có học vị này là một trong những người xuất sắc nhất tại trường đại học và có đam mê thực sự trong việc nghiên cứu khoa học để tạo ra những thành tựu đáng ghi nhận trong quá trình học tập của mình.
Nền giáo dục Mỹ luôn được công nhận là nơi có môi trường giáo dục hiện đại và chất lượng tốt nhất trên thế giới. Nước Mỹ cũng là xứ sở ươm mầm tài năng và tạo ra những công dân ưu tú trên toàn cầu ở mọi lĩnh vực. Bên canh chương trình đào tạo chất lượng cao, sự đa dạng trong việc lựa chọn ngành nghề cùng những tiện ích tối ưu trong học tập và nghiên cứu đã giúp giáo dục tại Mỹ luôn được xem là thước đo cho mọi tiêu chuẩn hoàn hảo về phương pháp giảng dạy cũng như sự thuận lợi trong môi trường học tập của học sinh và sinh viên.