Cách phát triển các trí thông minh đa dạng cho trẻ

Có nhận định cho rằng trí thông minh của con người chính là sự phối hợp nhiều yếu tố như khả năng quan sát, ghi nhớ, khả năng tư duy, tưởng tượng,… Trên cơ sở này, năm 1983, thuyết Đa trí thông minh đã được ra đời qua sự nghiên cứu của nhà khoa học Howard Gardner.

Cụ thể lý thuyết này là gì và cách phát triển các trí thông minh đa dạng cho trẻ như thế nào? Kính mời phụ huynh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Thông tin chung về thuyết Đa trí thông minh 

Howard Gardner sinh năm 1943 tại Scranton, Pennsylvania (Hoa Kỳ). 

Ông là Tiến sĩ tâm lý học tại Đại học Harvard. Thuyết Đa trí thông minh của ông cho rằng mỗi người có thể sở hữu đến 8 loại hình thông minh khác nhau. Học thuyết này không chỉ giúp mỗi người tự tin hơn vào khả năng của bản thân mà còn làm thay đổi sâu sắc triết lý giáo dục của nhiều nền giáo dục trên toàn thế giới.

Tại thời điểm nghiên cứu, nhà khoa học Gardner đã chỉ ra rằng, trí thông minh của con người được chia thành 8 loại hình thông minh là:

1.1. Trí thông minh vận động thể chất

Trí thông minh này thể hiện khả năng vận động thân thể của một người, bao gồm việc điều khiển, kiểm soát các hoạt động thân thể và các thao tác chuyển động khéo léo.

1.2. Trí thông minh hình ảnh không gian

Trí thông minh này chỉ những người có khả năng suy nghĩ bằng hình ảnh, các biểu tượng và khả năng cảm nhận, chuyển đổi và tái tạo các góc độ của không gian. Họ thể hiện sự sáng tạo và năng lực thẩm mỹ thông qua các ý tưởng về các khối đa diện và hình ảnh về không gian. 

1.3. Trí thông minh nội tâm

Trí thông minh nội tâm là năng lực tự nhận thức về chính mình, tiếp cận và nhìn rõ được những cảm xúc của bản thân một cách dễ dàng. Những người có trí thông minh này thường hay xem xét bản thân và thường xuyên trầm tư suy nghĩ, thích sự tĩnh lặng hay việc tìm hiểu về đời sống tinh thần một cách sâu sắc.

1.4. Trí thông minh âm nhạc

Đây là khả năng cảm nhận, thưởng thức và tạo ra các tiết tấu nhịp điệu. Trí thông minh này có trong tiềm thức của bất cứ ai, miễn là người đó có khả năng nghe và hát theo giai điệu tốt.

1.5. Trí thông minh xã hội

Người có trí thông minh xã hội là những người có khả năng tìm ra giải pháp tốt nhất trong mọi tình huống có sự liên kết, tương tác xã hội giữa con người với con người bằng sự hài hòa tối đa.

1.6. Trí thông minh thiên nhiên

Trí thông minh này thuộc về những người có khả năng nhận dạng và phân loại vô số chủng loại động thực vật có trong môi trường tự nhiên. Nói cách khác, họ dành sự quan tâm đặc biệt với thế giới tự nhiên.

1.7. Trí thông minh ngôn ngữ

Trí thông minh này chỉ những người có khả năng về ngôn ngữ bằng việc tranh biện, thuyết phục, làm trò, hay hướng dẫn hiệu quả thông qua sử dụng lời nói.

1.8. Trí thông minh Logic – Toán học

Là loại hình thông minh thuộc về những người có sự nhạy bén với các con số và khả năng tư duy logic. Nét tiêu biểu của trí thông minh này bao gồm có khả năng xác định nguyên nhân – hệ quả, chuỗi sự kiện, phát hiện quy tắc dựa trên các khái niệm,…

Đọc thêm về: Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner

2. Những cách áp dụng để trẻ bộc lộ và phát triển theo Thuyết đa trí tuệ

Để áp dụng được lý thuyết này vào quá trình giảng dạy, giáo viên cần xem trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi học sinh. Nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh nên đóng vai trò là người giúp đỡ, khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện học tập để trẻ có thể phát triển theo các hướng khác nhau.
Đối với các giáo viên, chúng ta cần có sự cân nhắc, chọn lựa phương pháp dạy học phù hợp nhất với bản thân trẻ, tìm cách hiểu trẻ một cách thấu đáo, biết được các nguyên nhân khiến trẻ gặp khó khăn trong học tập.

2.1. Về phương pháp dạy học

  • Áp dụng linh hoạt hơn các phương pháp dạy học và sử dụng tài liệu, thiết bị dạy học một cách đa dạng, phong phú hơn
  • Linh hoạt thay đổi phương pháp giảng dạy, triển khai các môn học khác nhau để trẻ được tiếp cận và phát triển đa dạng các loại trí thông minh
  •  Tổng hợp các phương pháp, kỹ năng dạy học tích cực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, bản đồ tư duy,… để tạo ra môi trường học tập đa trí tuệ hiệu quả
  • Kết hợp với các thiết bị công nghệ máy tính, máy chiếu,… với nhiều đồ dùng học tập khác trong các giờ học
  • Đặt trẻ làm trung tâm của lớp học, tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm nhiều tình huống để trẻ được rèn luyện khả năng suy nghĩ độc lập, khả năng ứng biến, đưa ra quyết định, xây dựng nhóm làm việc hiệu quả để đạt mục tiêu đề ra
  • Tạo nhiều hoạt động như thuyết trình, thực hành làm sản phẩm, kết hợp các trò chơi vào bài học,… để lớp học trở nên sôi động hơn

2.2. Về môi trường lớp học đa trí tuệ

  • Nhà trường, giáo viên cần thiết kế, bố trí, sắp xếp cơ sở vật chất để phù hợp với nhu cầu của nhiều loại trí tuệ khác nhau
  • Mang đến nhiều hoạt động tập thể (câu lạc bộ, thể dục, thể thao, trò chơi dân gian) để phát huy cùng lúc trí thông minh âm nhạc, trí thông minh vận động, trí thông minh giao tiếp,…
  • Kết hợp các hoạt động ngoại khóa đan xen giờ học chính khóa để mỗi cá nhân vừa phát huy trí thông minh của mình, vừa phát triển tính sáng tạo
Có thể thấy, mỗi đứa trẻ đều sở hữu một vài loại hình trí thông minh, vì vậy, để trẻ có thể phát triển toàn diện, cha mẹ cần có sự kết hợp cùng nhà trường, thầy cô để có phương pháp giáo dục phù hợp. Phụ huynh có thể tham khảo những ý kiến trong bài viết trên, đồng thời kết hợp với tính cách cá nhân từng em để tìm ra cách phát triển các trí thông minh đa dạng cho trẻ.
Các khóa học của TDA luôn hướng đến việc phát triển trí thông minh cho trẻ cũng như phát huy các tài năng sẵn có của trẻ ở nhiều lĩnh vực. Kính mời phụ huynh theo dõi Website TDA tại Học viện phát triển Tài năng TDA để cập nhật các khóa học mới nhất dành cho trẻ theo từng độ tuổi khác nhau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

0963 888 715
Verified by MonsterInsights