Tác động của trí tuệ nhân tạo tới con người trong một thập kỷ qua

Vào năm 2010, trí tuệ nhân tạo (AI) chỉ xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng hơn là trong cuộc sống hàng ngày của con người. Và lúc đó, con người chưa hề nghĩ rằng công nghệ AI sẽ có mặt trong tương lai gần.

Rất nhiều thứ đã thay đổi kể từ đó. Hiện nay, AI được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn rất nhiều so với trước đây. Từ việc giúp con người chụp ảnh trên điện thoại thông minh tốt hơn, phân tích tính cách của đối tượng trong các cuộc phỏng vấn điều tra, cho đến việc mua một chiếc bánh “sandwich” mà không cần phải trả tiền mặt cho nhân viên thu ngân. Công nghệ AI đã xuất hiện và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta trong một thập kỷ qua. Những tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực khoa học, kết hợp với việc AI ngày càng được tích hợp dễ dàng hơn, rẻ hơn vào các cấu hình máy tính mạnh hơn.

AI sử dụng một kỹ thuật được gọi là machine learning (học máy), đó là khi máy tính sử dụng các thuật toán có thể học tự động từ nhiều bộ dữ liệu để thực hiện các công việc thay vì được lập trình một cách rõ ràng. Cụ thể hơn, những phát triển lớn trong 10 năm qua tập trung vào một loại hình học máy, được gọi là học sâu (deep learning), được mô phỏng theo cách thức hoạt động của các tế bào thần kinh trong não. Chẳng hạn, với việc học sâu, một máy tính có thể được giao nhiệm vụ xem hàng nghìn video về mèo để học cách xác định một con mèo trông như thế nào. Hãng Google đã tìm ra cách làm này vào năm 2012.

Hãy nhìn lại cuộc hành trình phát triển của trí tuệ nhân tạo trong 10 năm qua và cùng phân tích một số vấn đề mà AI đã tác động đến cuộc sống của con người.

Điện thoại thông minh

Hiện nay, AI xuất hiện trên tất cả các điện thoại thông minh, từ phần mềm nhận dạng khuôn mặt để mở khóa điện thoại cho đến các ứng dụng phổ biến như Google Maps. Càng ngày, các công ty như Apple và Google đang cố gắng áp dụng tối đa công nghệ AI trên các thiết bị cầm tay (với các con chip đặc biệt giúp hỗ trợ các khả năng điều khiển bằng AI), do đó các hoạt động như nhận dạng giọng nói có thể được thực hiện trên điện thoại thay vì trên máy tính từ xa, thực hiện các công việc nhanh hơn, chính xác hơn như: biên dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác và bảo vệ sự riêng tư của dữ liệu.

Vào tháng 10-2019, Google giới thiệu một ứng dụng phiên âm có tên là Recorder. Ứng dụng này có thể ghi lại và phiên âm trong thời gian thực. Nó biết những gì người dùng đang nói và xác định các âm thanh khác nhau như âm nhạc và tiếng vỗ tay; các bản ghi âm sau đó có thể được tìm kiếm bằng các từ riêng lẻ. Ứng dụng này đã được cài đặt sẵn trên điện thoại thông minh mới nhất của Google là Pixel. Google cho biết, điều này rất khó thực hiện vì phần mềm yêu cầu một số chi tiết khác nhau của AI phải hoạt động liên tục mà không làm giảm tuổi thọ pin hay chiếm quá nhiều bộ xử lý chính của điện thoại.

Mạng xã hội

Yann LeCun, nhà khoa học, trưởng bộ phận AI của Facebook cho biết, khi Facebook xuất hiện vào năm 2004, ứng dụng này chỉ tập trung vào việc kết nối mọi người. Ngày nay, nó đã phát triển vượt bậc nhờ trí tuệ nhân tạo và trở thành cốt lõi đối với các sản phẩm của công ty.

Sau nhiều năm đầu tư, giờ đây việc học sâu (deep learning) đã củng cố, hoàn thiện mọi thứ từ các bài đăng và quảng cáo trên mạng xã hội cho đến cách bạn bè có thể được tự động gắn thẻ trong ảnh. Thậm chí có thể giúp loại bỏ nội dung như những ngôn từ kích động, thù địch khỏi mạng xã hội. Mặc dù vậy, nó vẫn còn một chặng đường dài để phát triển, đặc biệt là khi các vấn đề bạo lực hay những lời nói thù hận, thô tục trên mạng xã hội đang ngày càng một gia tăng và gây khó cho các máy móc để có thể tìm ra và xử lý.

Và Facebook không phải là mạng xã hội duy nhất sử dụng AI, một số mạng xã hội khác cũng phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ này, như: Instagram, Twitter…

Trợ lý ảo

Bất cứ khi nào người dùng nói chuyện với trợ lý ảo Alexa của Amazon, Siri của Apple hay Assistant của Google, đó sẽ là một tương tác gần gũi và thoải mái với AI. Điều đặc biệt nhất là những trợ lý ảo này có thể hiểu được những gì mọi người đang nói và trả lời đúng với những gì họ mong muốn.

Sự phát triển vượt bậc của các trợ lý ảo này bắt đầu vào năm 2011, khi hãng Apple phát hành trợ lý ảo Siri trên điện thoại thông minh iPhone. Gã khổng lồ công nghệ Google đã tiếp bước với sự ra mắt Google Now vào năm 2012, sau đó hãng đã phát hành một phiên bản mới hơn đó là Google Assistant vào năm 2016.

Vào năm 2014, tập đoàn Amazon đã giới thiệu trợ lý ảo của mình là Alexa và được thể hiện bởi một thiết bị có tên Amazon Echo, đây là loa thông minh điều khiển bằng giọng nói Echo. Thiết bị phần cứng kết nối internet này hỗ trợ cho hệ thống trợ lý ảo Alexa của Amazon. Amazon đã giúp cho thị trường trợ lý ảo bùng nổ và mang AI đến với nhiều gia đình hơn trong sự phát triển của thế giới.

Theo công ty dữ liệu Canalys cho biết chỉ trong quý III-2019, Amazon đã bán ra 10,4 triệu loa thông minh sử dụng trợ lý ảo Alexa, chiếm gần 37% của thị trường toàn cầu.

Giám sát

Khi AI đã được cải tiến và hoàn thiện hơn, công nghệ này dường như đã trở thành một công cụ giám sát. Một trong những điều gây tranh cãi nhất là công nghệ nhận dạng khuôn mặt. AI có thể xác định mọi người từ video trực tiếp, video được ghi lại hay những bức ảnh tĩnh và thường so sánh các đặc điểm khuôn mặt của con người với đặc điểm khuôn mặt lấy từ các cơ sở dữ liệu được lưu trữ trước đó. Ngoài ra, AI còn được sử dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau như: tại các buổi hòa nhạc, bởi cảnh sát và tại các sân bay.

Tuy nhiên, các hệ thống nhận dạng khuôn mặt đã được nghiên cứu kỹ lưỡng do lo ngại về quyền riêng tư và độ chính xác. Vào tháng 12-2019, một nghiên cứu của chính phủ Mỹ đã tìm thấy bằng chứng rộng rãi về sự thiên vị chủng tộc trong gần 200 thuật toán về nhận dạng khuôn mặt, với các nhóm thiểu số có nhiều khả năng bị xác định nhầm nhiều hơn so với người da trắng, đây cũng là những thiếu sót của công nghệ.

Chăm sóc sức khỏe

Hiện nay, công nghệ AI ngày càng được sử dụng trong chẩn đoán và quản lý tất cả các loại vấn đề về sức khỏe, từ phát hiện ung thư phổi đến theo dõi các vấn đề về mắt, sức khỏe tâm thần và các vấn đề về đường tiêu hóa.

Mặc dù phần lớn những công việc này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu hoặc đang phát triển, nhưng đã có những công ty khởi nghiệp như Mindstrong Health đã sử dụng một số ứng dụng AI để đo lường tâm trạng ở những bệnh nhân đang đối phó với các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Hai công ty khởi nghiệp khác tại Mỹ là Auggi và Seed Health cũng đã sử dụng hệ thống AI trong phân tích các vấn đề về sức khỏe đường tiêu hóa và áp dụng vi khuẩn sinh học đối với sức khỏe con người.

Nghệ thuật

Trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra nghệ thuật hay không? Và câu trả lời là có. Trong 10 năm qua, AI đã được sử dụng để tạo ra các tác phẩm âm nhạc, tranh vẽ và nhiều thứ khác dường như rất giống với những thứ mà con người tạo ra. Và đôi khi, nghệ thuật đó thậm chí là một cỗ máy kiếm tiền và tạo ra lợi nhuận lớn cho con người.

Vào cuối năm 2018, khi một tác phẩm mờ ảo có tên Edmond de Belamy, đã trở thành tác phẩm nghệ thuật đầu tiên được sản xuất bởi công nghệ AI và được bán đấu giá với 433 nghìn USD.

Tác phẩm Edmond de Belamy

Bối cảnh hiện nay mà con trẻ đang sống sẽ có sự hiện diện của AI trong mọi mặt đời sống, để con đón đầu xu hướng bằng cách tìm hiểu và theo đuổi lĩnh vực sôi động và đầy tiềm năng này ngay hôm nay. Bắt đầu từ khóa DIGITAL TECH nằm trong chương trình Trại hè Tài Năng Summer Camp 2022 tại TDA.

Tìm hiểu thông tin tại: https://summercamp.tdacademy.edu.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

0963 888 715
Verified by MonsterInsights