Tư duy thẩm mỹ – Năng lực chi phối đa ngành 

Từ xưa đến nay, năng lực tư duy thẩm mỹ luôn được xem là một trong những thước đo quan trọng trong lĩnh vực sáng tạo nói chung và tài năng nghệ thuật nói riêng. Trong các trường học hiện nay, ngoài kiến thức và kỹ năng, giáo viên cũng rất chú trọng bồi dưỡng năng lực tư duy thẩm mỹ cho học sinh. Bởi không chỉ là phạm trù nghệ thuật, tư duy thẩm mỹ còn chi phối tất cả các lĩnh vực khác trong đời sống.

Khái niệm tư duy thẩm mỹ trước nay thường bị bó buộc trong phạm vi nghệ thuật. Theo cách phân loại truyền thống, chúng ta có 7 ngành nghệ thuật: Văn học, Hội họa,  m nhạc, Kiến trúc – điêu khắc, Sân khấu (múa), Điện ảnh – nhiếp ảnh. Ngày nay, có thêm một số bộ môn nghệ thuật hoặc giao thoa hoặc là những biến thể của các bộ môn gốc: trình diễn (performance), sắp đặt (installation), tranh đường phố (graffiti),…Trong các lĩnh vực như hội họa, thiết kế,… thì tư duy thẩm mỹ được xem là điều kiện tiên quyết để theo đuổi những ngành này. Do vậy, bất cứ học sinh nào theo đuổi con đường nghệ thuật đều cần trau dồi liên tục và nâng cao năng lực tư duy thẩm mỹ hơn nữa.

Tuy nhiên có một điều chúng ta cần làm rõ, tư duy thẩm mỹ không chỉ là tư duy về cái đẹp trong phạm vi nghệ thuật để phục vụ cho học sinh theo ngành này. Tư duy thẩm mỹ còn thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: từ vui chơi giải trí, lễ hội, thể thao văn hóa đến lao động sản xuất, thậm chí ở cả hoạt động quân sự. Ngày nay, con người đã bắt đầu nhắc đến mỹ học trong các lĩnh vực khác như: mỹ thuật thương nghiệp, mỹ học y tế, mỹ học thể thao, mỹ học quân sự,…

Những kiểu dáng kiến trúc dân dụng, kiến trúc tôn giáo (làm mới và trùng tu), những di tích lịch sử – văn hóa, những danh lam thắng cảnh, những công viên, vườn hoa, đường phố, tượng đài, những bài trí dân dụng trong gia đình, công sở,… đều thấm đẫm giá trị tinh thần thẩm mỹ của con người.

Có thể thấy, tư duy thẩm mỹ có mặt trong hầu hết các lĩnh vực và làm giàu cho đời sống tinh thần của con người, do vậy để cuộc sống của con người luôn tốt đẹp thì cần thiết phải trau dồi, bồi dưỡng năng lực tư duy thẩm mỹ của cá nhân trở thành một cảm quan mỹ học giúp chúng ta nâng cao chất lượng sống và áp dụng trong đời sống thực tiễn.

Không chỉ thể hiện trong một lĩnh vực cụ thể của đời sống mà trong mọi hoạt động xã hội, tư duy thẩm mỹ góp phần tham gia cấu tạo nên môi trường văn hoá của con người. Ngày nay các trường học, đặc biệt các khối trường nghệ thuật quốc tế, đều rất chú trọng việc đào tạo tư duy thẩm mỹ. Sở hữu tư duy thẩm mỹ không chỉ giúp học sinh thêm tự tin trên chặng đường nghệ thuật mà còn làm dày nền tảng thẩm mỹ cá nhân để áp dụng vào trong tất cả các lĩnh vực khác, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

0963 888 715
Verified by MonsterInsights